Tên Việt Nam: | CHAY LÁ TO |
Tên Latin: | Artocarpus lakoocha |
Họ: | Dâu tằm Moraceae |
Bộ: | Gai Urticales |
Lớp (nhóm): | Cây gỗ trung bình |
CHAY LÁ TO
Artocarpus lakoocha Roxb, 1863
Họ: Dâu tằm Moraceae
Bộ: Gai Urticales
Đặc điểm nhận dạng:
Cây gỗ cao 10m, thân to, rễ bạnh vè khá lớn ở những cây cổ thụ, đường kính gốc đến 40cm; cành non có lông màu nâu. Lá đơn, mọc cách, có phiến dài 20 - 40cm, rộng 17 - 20cm, nhám, đầu tròn, gốc tù, mép có răng nhỏ, gân bên 9 - 15 đôi, rất lồi ở mặt dưới; cuống lá 1,5 - 2,5cm, có lông nâu. Cụm hoa đực (Dái đực) to 1,5 - 1cm trên cuống ngắn. Quả vàng, to, có u không đều; hột xoan, dài 1cm.
Sinh học, sinh thái:
Cây mọc hoang trong rừng thường xanh ở độ cao 200 - 800m, thường ở gần các suối. Cũng có nơi trồng để lấy quả ăn. Cây ưa sáng ưa các loại đất tốt có nhiều mùn và độ ẩm cao. Tái sinh chồi kém, tái sinh hạt tốt
Phân bố:
Loài này mọc ở Ấn Độ, Mianma, Thái Lan, Việt Nam và Trung Quốc. Ở Việt Nam, cây được trồng ở các tỉnh phía Bắc. Có mọc ở Lào Cai, Thanh Hóa vào đến núi Chứa Chan, Đồng Nai, Thảo Cầm Viên TP Hồ Chí Minh (Phạm Hoàng Hộ, 2000).
Công dụng:
Quả chín ăn được như các loại chay khác. Vỏ và hạt được dùng làm thuốc. Ở Ấn Độ, hạt dùng làm thuốc xổ; vỏ cây dùng tán bột đắp vết thương để rút mủ, hoặc pha thuốc đắp mụn nhọt và các vết nứt nẻ ở da. Ở Thái Lan, gỗ, quả chay sắc nước dùng trị giun như giun kim, giun đũa, sán xơ mít và dùng ngoài trị ghẻ.
Mô tả loài: Phùng Mỹ Trung
Nguồn : Sinh Vật Cảnh Việt Nam
0 Nhận xét