Powered By Blogger

Thứ Sáu, 19 tháng 11, 2021

GÕ BIỂN

 


Tên Việt Nam:GÕ BIỂN
Tên Latin:Sindora maritima
Họ:Đậu Fabaceae
Bộ:Đậu Fabales 
Lớp (nhóm):Cây gỗ trung bình 


GÕ BIỂN

Sindora maritima Pierre

Họ: Đậu Fabaceae

Bộ: Đậu Fabales

Đặc điểm nhận dạng:

Cây rụng lá, cao 30m, đường kính 40 - 70cm. Cây chia cành khá sớm, cành cong queo. Thân tròn, vỏ màu xám nâu, khi già bong từng mảng mỏng; lá kép lông chim một lần chẵn, mang 2 - 4 đôi lá nhỏ lớn (thường 4 đôi). Cuống cung dài 3,5 - 15,5cm, gốc phình to, lá hình trứng hoặc bầu dục, không đối xứng, đầu tù, gốc tròn hoặc gần tròn, mép lá nguyên, dày, dai, mặt trên nhẵn bóng, mặt dưới màu lục vàng và nhiều điểm mờ, gân bên song song với nhau.

Hoa lưỡng tính nhỏ màu đỏ, làm thành cụm hoa hình chùy phân nhánh, ở đầu cành hay nách lá. Cánh đài hình ống xẻ 4 thùy. Cánh tràng có 1 - 2 (thường lá một), nhị 10 chiếc. Bầu có lông cứng, vòi dài, xoắn lại; quả đậu dài 6,5 - 7,5cm, rộng 5,2 - 6,4cm, dẹt nhẵn, hình tròn, đầu có mỏ nhọn, chứa 1 - 3 hạt. Hạt màu nâu đen, dài 2,5 - 3cm, rộng 1,5cm, hình bầu dục dài, dẹt.

Sinh học, sinh thái:

Cây trung tính, cây con cần có che bóng, ở độ tàn che từ 0,2 - 0,8. Cây có khả năng tái sinh chồi. Cây sinh trưởng chậm. ưa khí hậu gần biển, nơi đất tốt tầng dày, màu mỡ, ẩm, thoát nước, cây có thể moc trên nhiều loại đất khác nhau.

Phân bố:

Việt Nam: cây mọc ở Nghệ An, Hà Tĩnh và nhất là ở Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên, còn phần lớn tập trung ở Tuyên Hóa, Quảng Ninh, Quảng Bình, Quảng Trị....

Công dụng:

Gỗ có dác lõi phân biệt khá rõ, dác màu nâu nhạt, lõi màu nâu sẫm. Khi cây già phần giác rất mỏng. Vòng năm không rõ và khó xác định giới hạn tuổi; gỗ gõ biển cứng, sau khi khô ít bị nứt nẻ, cong vênh, dùng để đóng đồ trong gia đình.

 

Tài liệu dẫn: Cây gỗ kinh tế - Trần Hợp, Nguyễn Bội Quỳnh - trang 285.

Nguồn : Sinh Vật Cảnh Việt Nam 



0 comments:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.