Tên Việt Nam:ĐẬU MA GỖ
Tên Latin:Lonchocarpus sericeus
Họ:Đậu Fabaceae
Bộ:Đậu Fabales 
Lớp (nhóm):Cây gỗ lớn    



ĐẬU MA GỖ

Lonchocarpus sericeus (Poir.) DC.

Robinia sericea Poir.

Lonchocarpus formosanus DC.

Họ: Đậu Fabaceae

Bộ: Đậu Fabales

Đặc điểm nhận dạng:

Cây gỗ lớn, cao đến 25 - 30m, đường kính gốc 80cm. Lá kép lông chim với 9 lá chét xoan bầu dục, dài 4-8cm, rộng 2 - 4cm, mặt dưới có lông tơ vàng. Chùm hoa cao 20cm, cuống và cụm hoa có lông nhung, đài như cắt ngang, răng thấp; tràng cao 13 - 15mm, mặt ngoài có lông tơ. Quả  đậu, thẳng hay hơi cong, dài 8 - 11cm, rộng 1,5cm; vỏ quả cứng; hạt 3 - 7. Hoa tháng 5 - 6 quả chín tháng 8 - 9.

Sinh học, sinh thái:

Mọc ở hầu khắp các khu rừng thường xanh thuộc các tỉnh miền Trung Việt Nam và cũng được trồng ở một số khu vực đình, chùa làm bóng mát, lấy gỗ xây dựng và làm cảnh vì có hoa màu tím đẹp.

Phân bố:

Loài của Á châu và Phi châu nhiệt đới. Có phân bố ở Ninh Thuận, Bình Thuận và Khánh Hòa nước ta. Có trồng ở vườn Bách thảo Hà Nội trước đây.

Công dụng:

Ở một số tính miền trung lá cây dùng chữa vết thương và rắn cắn, gỗ cứng và có thể đóng các đồ đạc thông dụng và làm nhà.

 

Mô tả loài: Phùng Mỹ Trung

Nguồn : Sinh Vật Cảnh Việt Nam